Thống kê |
Total online: 1 Guests: 1 Users: 0 |
|
Entries in category: 4 Shown entries: 1-4 |
|
Sort by:
Date ·
Name ·
Rating ·
Comments ·
Views
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc lại có một trang phục truyền thống riêng. Nhưng có lẽ bộ Kimono của Nhật Bản thực sự đã tạo nên một câu chuyện thú vị bởi kiểu dáng độc đáo, bởi cách mặc và làm nên một bộ Kimono khá cầu kỳ, và bởi ngay cả sự hiện diện đặc sắc trong những dịp nghi lễ của người Nhật. Nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Và Kimono quả thực là độc đáo nhất trong số trang phục truyền thống của Nhật Bản. Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc Kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản mặc Kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ theo kiểu truyền thống khác. Du nhập vào Nhật Bản vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7, thời đại trị vì của vua Heian dưới dạng những bộ đồ lót bằng cotton, nhưng phải đến khi người Nhật đã chắt lọc được những tinh túy, sáng tạo nó thành một kiểu riêng , đẹp và cầu kỳ hơn rất nhiều thì Kimono mới chính thức được đón nhận và phát triển nhanh chóng trở thành trang phục truyền thống của người Nhật. Thời kỳ đầu, chiếc áo Kimono với cánh tay áo xẻ và dài chạm tới đất, thân áo dài nhiều lớp màu sắc khác nhau được phối hợp một cách tinh tế thường xuất hiện trong các dịp nghi lễ long trọng của giới thượng lưu.Cho đến thời kỳ Kamamura (1192-1333) và Muromachi (1338-1573) –thời kỳ của các võ sĩ đạo Nhật Bản, bộ lễ phục Kimono đã được các võ sĩ đạo đưa vào trở thành trang phục mặc thường ngày và Kimono đã trở nên phổ biến trong đời sống thường ngày của người dân Nhật Bản. Kimono dành cho nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt riêng và Kimono nam giới được may thêm quần chẽn ở bên trong. Các võ sĩ đạo cũng đã tạo ra một bộ y phục Kimono riêng khi lên võ đài với tên gọi là Hakama với các nếp gấp mang ý nghĩa tôn vinh tinh thần võ sĩ đạo. 5 nếp gấp đằng trước, và 2 nếp gấp đằng sau, mỗi nếp gấp đều có một ý nghĩa riêng: "Yuki”-lòng quả cảm; "Jin”-lòng nhân ái; "Gi”-sự công bằng, chính trực; "Rei”-sự lịch thiệp, lễ độ; "Makoto”-sự chân thành; "Chugi”-tính cống hiến, "Meiyo”-phẩm giá và danh tiếng.
Vào thời Edo (1603-1868), cùng với sự ra đời của thắt lưng Obi, Kimono đã có một thay đổi lớn. Chiếc thắt lưng Obi không chỉ giúp tạo sự gọn gàng, mà còn có tác dụng trang trí, mang tính thẩm mỹ rất cao , tôn thêm dáng vẻ của bộ trang phục cũng như người mặc nó. Để tạo thành một chiếc thắt lưng Obi cũng cầu kỳ không kém việc may một bộ Kimono. Và thắt lưng Obi đã trở thành một thứ không thể thiếu được của Kimono, cùng với các phụ kiện khác như dây "Koshi-himo”, dây "Date-jime”, dây "Obijime”, nơ bướm "Chocho” trâm cài đầu, guốc gỗ…Có hơn 300 kiểu Obi khác nhau, nhưng có hai kiểu phổ biến nhất : kiểu "Taiko” giống như hình trụ đai ngang của cái trống, là kiểu truyền thống nhất thường sử dụng cho các phụ nữ đã có gia đình, và kiểu "Fukura suzume” giống như hình con chim sẻ thường sử dụng cho các phụ nữ chưa kết hôn. Obi của nam giới có thể chia ra làm hai loại: Kaku và Heko. Kaku Obi được làm từ vải cotton cứng, rộng khoảng 9 cm. Heko Obi làm từ các chất liệu mềm hơn, và thường sử dụng vải lụa nhuộm. |
Ngày hội cá chép hay còn gọi là ngày lễ Đoan Ngọ. Ngày lễ này không chỉ được tổ chức Trung Quốc mà còn tổ chức ở Nhật Bản cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên ở Nhật Bản ngày tết lễ Đoan Ngọ lại là ngày hội của cá chép. Và ý nghĩa của lễ hội này là ngày lễ dành cho con trai trong toàn đất nước Nhật Bản.
Lúc mới sinh, các bé trai được ông bà mua tặng koi-nobori (hình cá chép bằng vải) và búp bê võ sĩ. Ở Trung Quốc, và nhất là ở Nhật Bản, cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cường, bởi vì nó dám bơi ngược dòng sông và, như người ta nói, vượt ngược cả thác ghềnh. Tượng trưng cho tính nam nhi, nó là biểu hiệu của những em bé trai.
Theo thông tục từ ngàn đời truyền đến ngày nay thì vào những dịp lễ tết này những gia đình có con trai sẽ được treo trước nhà mình những dải cờ hình cá chép. Những hình cá chép này có tên gọi là Koi-nobori. Nhà nào có nhiều con trai thì treo nhiều cờ. Số lượng cờ tương ứng với số con trai có trong gia đình. Những dải cờ được trang trí rất đẹp. Bay phấp phới trong bầu trời xanh. Theo truyền thuyết, người ta treo cờ cá chép để cầu mong cho các bé trai chóng lớn và thành đạt.Cờ cá chép xuất phát từ một thuyết của người Trung Quốc (cá chép vượt vũ môn hoá rồng) và khi sang Nhật Bản, những chiếc cờ hình cá chép trở thành hình ảnh tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh. Ở Nhật Bản, những chiếc cờ cá chép được gọi là Koinobori, trong đó "nobori" là tượng trưng cho hình ảnh những con cá bơi ngược từ dưới sông lên thác, "koi" là cá chép. Vào ngày Tết Đoan ngọ, những chiếc cờ này được treo lên mang theo lời cầu nguyện của các bậc cha mẹ về sức khoẻ và tương lai tốt đẹp cho những con trai của họ. Những chiếc cờ cá chép tại Nhật Bản thường có 3 màu cơ bản là đỏ, xanh và đen, được làm bằng vải hoặc giấy với chiều dài từ 1,5m đến 10m. Khi tới ngày lễ hội, đồng loạt những chiếc cờ cá chép được treo lên tạo ra hình ảnh rất đẹp. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nguời Nhật tắm nước nóng đun bằng lá cây thạc xương bồ được coi là một phương thuốc tốt cho sức khoẻ. Ngày lễ cũng còn là dịp để mọi người quây quần đoàn tụ bên nhau.Mọi người vui vẻ bên nhau cùng thưởng thức những món ăn không thể thiếu của ngày lễ là bánh đậu xanh và bánh mật.
|
Giống như những loại hình nghệ thuật khác, IKEBANA là thể hiện sự sáng tạo trong những quy tắc cắm hoa nhất định. Cành cây, lá, cỏ, hoa tươi thường được sử dụng, và trung tâm vẻ đẹp của bình hoa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc với hình dạng tự nhiên và các đường nét duyên dáng, và ý nghĩa của bình hoa mà người cắm muốn gửi gắm được ẩn dấu một cách khéo léo. Vì thế mà, IKEBANA không chỉ đơn giản là cắm một bình hoa đơn thuần. Nghệ thuật và kiến trúc của Nhật Bản ngày càng được đánh giá cao ở phương Tây, đặc biệt là cách cắm hoa độc đáo này. IKEBANA cũng được xem là một nghệ thuật giống như hội họa hay điêu khắc và nó có một lịch được ghi chép lại. Ở Nhật Bản, các bình cắm hoa cũng được sử dụng như đồ trang trí giống như các bức tranh hay các tác phẩm nghệ thuật khác.
Lịch sử IKEBANA.
IKEBANA còn gọi là kado hay Hoa đạo, có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật, rồi phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt từ thế kỷ 15, với nhiều phong cách và trường phái. Nghi thức dâng hoa trong Phật giáo ( kuge ) được Ono no Imokodu du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 7, sau đó trường phái cắm hoa Ikenobo khẳng định mình là con cháu của ông. Ngoài dâng cúng trong tôn giáo ra, không có ghi chép nào về một hình thức cắm hoa có hệ thống ở Nhật Bản trước cuối thế kỷ 15. Giữa thế kỷ 15, cùng với sự nổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuật đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học. Thế kỷ 16, 17 mặc dù trường phái Ikenobo thịnh hành nhưng có nhiều trường phái rikka ( một cách cắm hoa công phu tìm cách phản ánh sự hùng vĩ của thiên nhiên ) ra đời và phát triển mạnh dưới sự bảo trợ của quý tộc. Cuối thế kỷ 16, một hình thức cắm hoa mới gọi là nageire bắt đầu được sử dụng trong trà đạo với khuynh hướng thật mộc mạc thanh tao. Cuối thế kỷ 17 hình thức cắm hoa của giới quý tộc và thầy tu thay đổi hẳn, xuất hiện trường phái cắm hoa shoka hay seika ( hoa sống ). Shoka kết hợp chân giá trị hùng vĩ của rikka với tính mộc mạc, đơn sơ của nageire, cuối thế kỷ 18 trở thành phong cách phổ biến nhất. Sau thời kỳ phục hưng Minh Trị 1868 , nghệ thuật Nhật Bản truyền thống trong đó có Ikebana nhất thời bị sự nhiệt tâm ủng hộ văn hóa phương Tây lấn át. Tuy nhiên nó đã hồi sinh mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19 và tiếp tục phát triển mạnh cho đến nay, nhiều trường phái cắm hoa mới tiếp tục xuất hiện. Ngày nay, có khoảng 3000 trường phái ikebana ở Nhật Bản, với khoảng 15 đến 20 triệu người theo học, hầu hết là phụ nữ tuổi từ 18 đến 26. Phong cách phổ biến nhất là Ikenobo, Ohara và Sogetsu, mỗi phong cách thu hút khoảng 3 triệu người theo học. Hiện nay vẫn còn phong cách cắm hoa rikka và shoka, cũng như nhiều phong cách cắm hoa khác hiện đại hơn.
|
Yuzen được phát minh vào đầu thế kỷ 18, giữa thời đại Edo bởi một họa sĩ ở Tokyo có tên là Miyazaki Yuzen-sai, và ngay lập tức nó đã trở thành nghệ thuật nền tảng tân tiến nhất trong kỹ thuật nhuộm kimono. Thuật ngữ Yuzen xuất hiện lần đầu trong cuốn sách về thời trang "Gen-Siki-Kan” xuất bản năm 1687. Đồng thời nó cũng được đề cập đến trong vở kịch nổi tiếng của Ihara Saikaku có tên gọi "Kosyoku Itidai Otoko”. Thời bấy giờ, Yuzen đã trở thành một phong cách và 20 loại hình nhuộm khác đã bị mai một. Điều này có thể cho thấy Yuzen đã có ảnh hưởng lớn như thế nào đến văn hóa dệt của Nhật Bản.
|
|
|